Tín dụng BĐS được xếp vào loại tiềm ẩn rủi ro vì sao?

Trong một phiên chất vấn trước Quốc hội hồi tháng 11/2015, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, ông Trịnh Đình Dũng đánh giá: “Thị trường BĐS ấm

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ cùng các công cụ biện pháp khác để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ và điều hành tỷ giá hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước; đồng thời điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, lạm phát.

Đáng chú ý là, Chính phủ lưu ý Ngân hàng nhà nước cần chú trọng kiểm soát chặt chẽ những khoản cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản (BĐS), dự án thu hồi vốn thời gian dài…

Tín dụng trong lĩnh vực BĐS trong năm 2015 được xem là tăng trưởng cao so với những năm trước. Vụ Tín dụng cho hay, tín dụng BĐS trong năm qua liên tục tăng, dư nợ cho vay kinh doanh BĐS hiện vào khoảng 360 nghìn tỷ đồng. So với con số cách đây 3 năm (2012) khoảng 197 nghìn tỷ đồng thì các ngân hàng đã ‘bơm’ vào lĩnh vực địa ốc khoảng 163 nghìn tỷ đồng (7,4 tỷ USD), tức tăng khoảng 80%.

tín dụng BĐS
Chính phủ xếp tín dụng BĐS vào loại tiềm ẩn rủi ro. (Ảnh minh họa).

Trước thực trạng tín dụng cho BĐS đang có xu hướng tăng cao đã dấy lên lo ngại về tình trạng ‘bong bóng’ địa ốc. Theo báo cáo kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), sự phục hồi của thị trường BĐS là tín hiệu tích cực với nền kinh tế, nhưng cần thận trọng với sự tăng trưởng của thị trường BĐS và ngăn ngừa sự hình thành ‘bong bóng’ địa ốc có tính chu kỳ.

VEPR cho biết: “Tín dụng cho BĐS đang có xu hướng tăng cao, giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay BĐS khi thị trường đã phục hồi”.

Trong một phiên chất vấn trước Quốc hội hồi tháng 11/2015, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, ông Trịnh Đình Dũng đánh giá: “Thị trường BĐS ấm lên như hiện nay đã xuất hiện đầu cơ ở một số dự án khi giá mua nhà đã cao hơn nhiều so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra. Mặt khác, một số dự án có vị trí tốt, tiến độ thi công nhanh, hạ tầng dịch vụ đầy đủ, giá cao lên và chủ đầu tư cũng chủ động tăng giá. Trên thực tế còn có xu hướng nhiều dự án BĐS được khởi công, dẫn đến lo ngại bong bóng nhà đất có thể diễn ra trong thời gian tới”.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, tuy đã có những dấu hiệu lo ngại nhưng thị trường BĐS vẫn chưa thể xảy ra bong bóng trong năm 2016. Thế nhưng, ông Dũng cảnh báo, diễn biến của thị trường BĐS là rất phức tạp nên không thể chủ quan, nên chủ động để thị trường địa ốc phát triển bền vững.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *