Quyền lợi người mua nhà trả góp được bảo vệ như thế nào?

Chủ đầu tư thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho người mua nhà. Đây là điều diễn ra khá phổ biến mặc dù trách nhiệm

Đây là câu hỏi mà những người mua nhà, đất “Khi dự án xảy ra sự cố, người dân đi kiện ai, ai giải quyết, làm sao tôi biết dự án có đang bị thế chấp hay không, căn hộ đó đã bán cho ai chưa?”

Bảo vệ quyền lợi người mua nhà hiện đang là vấn đề đang được dư luận quan tâm trước hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng của chủ đầu tư tại nhiều dự án chung cư như cung cấp thông tin mập mờ, xây dựng trái phép, mang dự án đi cầm cố trong khi đã thu tiền của khách hàng…

Làm thế nào bảo vệ quyền lợi người mua nhà

Trước thực trạng đó, một buổi tọa đàm với chủ đề “Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung cư” đã được tổ chức hôm 23/6 với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã cố gắng để tìm ra nguyên nhân phát sinh những tranh chấp và giải pháp để bảo về quyền lợi người mua nhà.

Người mua nhà chịu rủi ro

Theo các chuyên gia bất động sản, hàng loạt tranh chấp giữa người mua nhà và chủ đầu tư trong thời gian qua được phát sinh từ khá nhiều nguyên nhân.

Bất cập đầu tiên là bắt đầu từ quan hệ mua bán nhà, đây là khởi đầu cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ, cho tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm nhà sau này từ quá trình xây dựng đến lúc bàn giao.

Chủ đầu tư thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho người mua nhà. Đây là điều diễn ra khá phổ biến mặc dù trách nhiệm của chủ đầu tư đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Nhà ở, Luật xây dựng và nghị định 99. Trong đó có nội dung yêu cầu và hướng dẫn việc công khai thông tin, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho các cơ quan chức năng và người mua nhà trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế nhiều dự án vẫn không công bố thông tin một cách đầy đủ và chính xác.

Sự giám sát của các cơ quan quản lý vẫn chưa thật sự sâu sát. Khá nhiều dự án triển khai rầm rộ và có sai phạm. Tuy nhiên, sự giám sát có phần thiếu chặt chẽ của các cơ quan quản lý khiến chủ đầu tư vẫn vô tư chào bán cho khách hàng.

Người mua nhà chưa thực sự am hiểu pháp luật và chủ yếu chỉ quan tâm tới giá bán. Đây chính là khe hở tạo điều kiện để chủ đầu tư có thể qua mặt được khách hàng. Trong mỗi hợp đồng mua bán nhà thường có rất nhiều điều khoản mà phần thua thiệt thường được chủ đầu tư khéo léo đổ cho khách hàng. Do đó, nếu không đọc kỹ và am hiểu tất cả các điều khoản trong hợp đồng, tranh chấp tất yếu sẽ nảy sinh.

Do lỗi từ phía ngân hàng không giám sát kỹ các khoản vay của chủ đầu tư. Theo đó, hiên nay có đến 90% các dự án hiện nay đều đang được thế chấp tại ngân hàng để huy động vốn. Trong hợp đồng thế chấp chắc chắn sẽ ghi rõ là đất và nhà ở hình thành trong tương lai, đồng thời sẽ có điều khoản cho bán dự án để thu tiền trả nợ ngân hàng. Nội dung thỏa thuận thế chấp thì đã rõ nhưng vấn đề là giám sát đến đâu.

Nhiều cơ quan truyền thông đăng tin chưa thật chính xác về dự án hoặc quảng cáo quá mức.

Giải pháp hỗ trợ người mua nhà

Đầu tiên, các chủ đầu tư phải bảo đảm mọi sự an toàn và thực hiện đúng các quy định đã được chỉ rất rõ trong Luật Nhà ở và Luật Xây dựng (Như cung cấp thông tin đến Sở Xây dựng, minh bạch thông tin dự án đến người mua). Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động của chủ đầu tư.

Sở Xây dựng sẽ cung cấp thông tin về việc cung cấp thông tin đầy đủ về dự án. Các thông tin về dự án thì chủ đầu tư nắm đầy đủ nhất nhưng tùy từng dự án thì mức độ cung cấp khác nhau. Ví dụ 32 dự tại TP.HCM công khai bán là đã được xác nhận pháp lý, tuy nhiên những thông tin về giá cả, diện tích…thì người mua nhà phải đến chủ đầu tư.

Người mua nhà phải tự biết bảo vệ mình. Việc mua một căn nhà là một tài sản rất lớn và đôi khi đó là cả một gia tài với nhiều người khi phấn đầu cả đời, nên khi mua cần quan tâm tìm hiểu thông tin thật kỹ. Nhất là khi ký hợp đồng cần phải hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng.

Các cơ quan quản lý phải thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các sai phạm của chủ đầu tư để xử lý, đặc biệt là các đơn vị quản lý tại địa phương nơi dự án được xây dựng. Các cơ quan quản lý cũng cần công khai và minh bạch thông tin để người mua nhà có thể nắm được.

Phải có chế tài phạt thật nặng đối với các dự án sai phạm hoặc cho một tổ chức trung gian có thể không phải nhà nước đứng ra tư vấn, thẩm định đối với từng chủ đầu tư, từng dự án để người mua nhà dựa vào đó làm thông tin tham khảo khi mua nhà.

Các ngân hàng phải giám sát và quản lý chặt chẽ cách thức cho vay tín dụng.

Các cơ quan truyền thông cần trung thực, phản ánh chính xác thực tế dự án mỗi khi truyền tải thông tin đến độc giả

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *